10. Thử tải cầu trục
Cho xe con chạy ra hai đầu dầm, kiểm tra hoạt động của công tắc giới hạn hành trình và kiểm tra độ tiếp súc của bánh xe con vào đường ray, cho xe con ngừng từng đoạn để kiểm tra sự hoạt động của phanh.
14:57 10/12/20
374 views
Quy trình nghiệm thu, kiểm định cầu trục:
Các bước để nghiệm thu, kiểm định cầu trục như sau:
A. Thử không tải: Kiểm tra sự hoạt động của tất cả các cơ cấu, các hệ thống ở chế độ không tải:
Cho xe con chạy ra hai đầu dầm, kiểm tra hoạt động của công tắc giới hạn hành trình và kiểm tra độ tiếp súc của bánh xe con vào đường ray, cho xe con ngừng từng đoạn để kiểm tra sự hoạt động của phanh.
Cho cầu trục hoặc cổng trục di chuyển trên toàn bộ tuyến ray, kiểm tra công tắc giới hạn hành trình và độ tiếp súc của bánh xe vào đường ray, cho cầu trục ngừng từng đoạn để kiểm tra sự làm việc của phanh.
Nâng và hạ móc cẩu kiểm tra công tắc giới hạn hành trình của móc cẩu, cho ngừng từng đoạn để kiểm tra sự làm việc của phanh.
Kiểm tra sự làm việc của toàn bộ hệ thống xem các động cơ, hộp số và phanh trong khi hoạt động có tiếng kêu lạ hoặc bị nóng quá mức không.
Kiểm tra sự làm việc của toàn bộ hệ thống chỉ báo. Cho hoạt động các hệ thống còi báo, đèn chiếu sáng và các trang thiết bị khác nếu có.
Nếu trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng hoặc đã khắc phục song các hư hỏng mới cho tiến hành thử tải cho cầu trục, cổng trục.
B. Thử tải tĩnh:
Theo điều 6.3.12 TCVN. 4244 -2005 quy định khi tiến hành thử tải tĩnh phải thử với 125% trọng tải định mức .
Đặt cầu trục trên đường ray và cho xe con nằm giữa cầu trục.
Nâng tải trọng lên độ cao 200 – 300 mm, giữ tải ở vị trí đó trong 10 phút, kiểm tra độ võng của cầu trục.
Hạ tải trọng xuống và kiểm tra độ biến dạng dư, kết cấu kim loại và các hư hỏng khác (Nếu có). Kiểm tra tỷ số biến dạng dư của cầu trục, nếu có biến dạng dư thì phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sự cố. Cấm tiếp tục sử dụng cầu trục khi chưa xác định và khắc phục được nguyên nhân gây nên biến dạng dư.
C. Thử tải động:
+ Nâng (hạ) móc cẩu và di chuyển xe con.
Thử tải động được thử với 110% trọng tải định mức
Cho nâng tải trọng lên độ cao 1–1,5m, hạ tải xuống và phanh, thực hiện 03 lần
Nâng tải lên, di chuyển xe con và phanh, thực hiện như thế 03 lần, trong quá trình nâng lên độ cao 1÷1,5 mét, giử nguyên tải trọng ở độ cao này để kiểm tra cơ cấu phanh của xe con trong thời gian 0,5 giờ yêu cầu tải trọng không bị tuột.
+ Nâng (hạ) móc cẩu và di chuyển cổng trục.
Nâng tải đến độ cao thích hợp di chuyển cầu trục theo toàn bộ tuyến ray, kết hợp phanh để kiểm tra hoạt động của toàn bộ cơ cấu sau đó hạ tải xuống.
Việc thử cổng trục được tiến hành ở cả ba vị trí điều khiển (tại cabin, tay bấm điều khiển và điều khiển từ xa).
+ Di chuyển xe con và di chuyển cổng trục.
- Việc di chuyển cầu trục với tải trọng 110% cần hết sức cẩn thận: Tải trọng cần phải buộc dây thừng và có người kìm giữ sao cho tải trọng không bị lắc, không bị quay, chú ý đến đường đi của những người kìm giữ không bị vướng cản. Phải thông báo cho mọi người đang làm việc trong khu vực tránh xa khu vực thử cầu trục, cổng trục.
- Kiểm tra sự làm việc của toàn bộ động cơ, hộp số, cơ cấu phanh xem trong quá trình hoạt động có tiếng kêu khác lạ hoặc bị nóng quá mức không, cơ cấu hãm đặt giữ trong quá trình phanh.
- Kiểm tra sự hoạt động của bánh xe cầu trục và cổng trục với đường ray, vết tiếp súc của bánh xe với đường ray phải đạt yêu cầu kỹ thuật trong quá trình di chuyển.
- Kiểm tra thử cơ cấu hãm neo chống bão, nếu có .
- Kiểm tra công tắc hành trình xe con di chuyển cổng trục.
- Kiểm tra cơ cấu chống va chạm, tang quấn cáp điện có làm việc êm, nhẹ nhàng và điều khiển quấn cáp an toàn.
- Trong quá trình thử tải trọng động ghi nhận kết quả đo vào biên bản.
- Vận tốc của cơ cấu nâng hạ móc cẩu, cơ cấu di chuyển xe con di chuyển cổng trục.
- Khoảng đường di chuyển của xe con khi công tắc hành trình của cơ cấu xe con làm việc.
- Khoảng đường di chuyển của cổng trục khi công tắc hành trình của cơ cấu di chuyển cổng trục làm việc
- Cường độ dòng điện và điện áp điều khiển điện palăng, động cơ điện xe con, động cơ điện cơ cấu di chuyển cổng trục.
- Độ biến dạng dư của kết cấu
- Nếu việc di chuyển cầu trục và cổng trục với các tốc độ đạt kết quả tốt thì cho dừng cầu trục ở vị trí thích hợp nhất để giải phóng tải trọng và kết thúc khám nghiệm kỹ thuật an toàn và thử tải.
1. Khái niệm chung về cầu trục
Cầu trục là thiết bị dùng Motor điện để nâng hạ, di chuyển vật nâng trong một không gian cố định như trong các nhà xưởng hoặc tại các kho bãi ngoài trời.
14:50 10/12/20
546 views
546 views
comment
2. Khái niệm chung về thiết bị nâng
Là các thiết bị nâng có thể di chuyển và làm việc ở các địa điểm khác nhau như: Cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích, cần trục tự hành, xe nâng.
14:50 10/12/20
593 views
593 views
comment
WIRE ROPE HOISTS OR CHAIN HOISTS?
What are the main differentiators between the two
Both wire rope hoists wire rope hoists and chain hoists are robust lifting appliances that are widely used across numerous industry sectors in a variety of lifting applications. Wire rope hoists have higher lifting capacities, the greater lifting capacity is one of the factors that makes wire rope hoists a more expensive option compared with a chain hoist, but there are other things to consider when trying to decide whether a wire rope hoist or a chain hoist would be better suited to your operation.
09:53 02/09/21
813 views
813 views
comment
3. Tư vấn lựa chọn cầu trục
Có nhiều lựa chọn cầu trục để cùng thỏa mãn việc nâng một tải trọng mong muốn: cầu trục dầm đơn, dầm đôi, cổng trục, bán cổng, cẩu tường, cẩu quay … Mỗi loại có giới hạn sử dụng riêng mà chỉ nhà sản xuất sau khi đã lên thiết kế demo mới có được các thông số chính xác để cung cấp cho chủ đầu tư nhằm lựa chọn được phương án tối ưu nhất về hiệu quả sử dụng và hiệu quả đầu tư.
14:52 10/12/20
468 views
468 views
comment