Cầu trục có rất nhiều chế độ làm việc, từ rất nhẹ 1Bm đến rất nặng 4m (theo tiêu chuẩn FEM). Nếu chọn chế độ làm việc của cầu trục nhẹ hơn so với yêu cầu thì tuổi thọ làm việc sẽ ngắn và hay hỏng hóc.
Nếu chọn chế độ làm việc của cầu trục nặng hơn so với thực tế sử dụng thì suất đầu tư sẽ cao gây lãng phí.
Dưới đây là hướng dẫn cách chọn chế độ làm việc của cầu trục:
Cách lựa chọn chế độ làm việc của cầu trục

Chế độ làm việc của cầu trục phụ thuộc vào 02 yếu tố: Tải trọng nâng và thời gian làm việc thực của cầu trục.
A.   Tải trọng nâng:
1.    Light (Tải nhẹ): ứng với thời gian làm việc trong ngày, nó được coi là tải nhẹ nếu:
a.    10% số lần nâng tải ở mức 100% tải trọng danh nghĩa.
b.    40% số lần nâng tải ở mức 40% tải trọng danh nghĩa.
c.    50% số lần nâng tải ở mức 10% tải trọng
Ví dụ: Xe con 5T được coi là nâng nhẹ khi trong 1 ngày làm việc nó nâng 10% số lần nâng là 5T (100% tải trọng danh nghĩa), 40% số lần nâng là 2T (40% tải trọng danh nghĩa) và 50% số lần nâng là 0.5T (10% tải trọng dang nghĩa)
2.    Medium (Tải trung bình): ứng với thời gian làm việc trong ngày, nó được coi là tải trung bình nếu:
a.    16.7% số lần nâng tải ở mức 100% tải trọng danh nghĩa.
b.    16.6% số lần nâng tải ở mức 73% tải trọng danh nghĩa.
c.    16.7% số lần nâng tải ở mức 47% tải trọng danh nghĩa.
d.    50% số lần nâng tải ở mức 20% tải trọng danh nghĩa.
Ví dụ: Xe con 5T được coi là nâng trung bình khi trong 1 ngày làm việc nó nâng 16.7% số lần nâng là 5T (100% tải trọng danh nghĩa), 16.6% số lần nâng là 3.65T (73% tải trọng danh nghĩa); 16.6% số lần nâng là 2.35T (47% tải trọng danh nghĩa), và 50% số lần nâng là 1T (20% tải trọng danh nghĩa)
3.    Heavy duty (Tải nặng): ứng với thời gian làm việc trong 1 ngày, nó được coi là tải nặng nếu:
a.    50% số lần nâng tải ở mức 100% tải trọng danh nghĩa.
b.    50% số lần nâng tải ở mức 40% tải trọng danh nghĩa.
Ví dụ: Xe con 5T được coi là nâng nặng khi trong 1 ngày làm việc nó nâng 50% số lần nâng là 5T (100% tải trọng danh nghĩa), 50% số lần nâng là 2T (40% tải trọng danh nghĩa).
4.    Very Heavy duty (Tải rất nặng): ứng với thời gian làm việc trong 1 ngày, nó được coi là tải rất nặng nếu:
a.    90% số lần nâng tải ở mức 100% tải trọng danh nghĩa.
b.    10% số lần nâng tải ở mức 80% tải trọng danh nghĩa.
Ví dụ: Xe con 5T được coi là nâng rất nặng khi trong 1 ngày làm việc nó nâng 90% số lần nâng là 5T (100% tải trọng danh nghĩa), 10% số lần nâng là 4T (80% tải trọng danh nghĩa).
B.   Thời gian làm việc trung bình của cầu trục trong ngày:
Thời gian làm việc trung bình trong ngày tm được tính như sau:
tm = 2*mean lifting heigh (m) * load cycles (1/h)*working time (h/day)
60 (min/h)*lifting speed (m/min)
tm = (2*Chiều cao nâng trung bình (m)*số chu kỳ nâng trong 1 giờ*Thời gian làm việc trong 1 ngày / (60*tốc độ nâng  9m/ph)
- Chiều cao nâng trung bình trong điều kiện làm việc thực tế, đơn vị là mét.
- Số chu kỳ nâng trong 1 giờ: là số chu kỳ trung bình nâng trong 1 giờ làm việc. Một chu kỳ nâng bao gồm 1 lần nâng, một lần hạ.
- Thời gian làm việc trong ngày: tổng số giờ làm việc trung bình trong ngày của cầu trục.
- Tốc độ nâng: Tốc độ nâng lớn nhất của móc cẩu khi làm việc.
Dựa vào chế độ tải trọng và thời gian làm việc trung bình tm của cầu trục, tra trong bảng ở trên ta sẽ chọn được chế độ làm việc phù hợp:
- 1Bm: Chế độ làm việc rất nhẹ
- 1Am: Chế độ làm việc nhẹ
- 2m: Chế độ làm việc trung bình
- 3m: Chế độ làm việc nặng
- 4m: Chế độ làm việc rất nặng